Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn huyện Củ Chi - thành phố Hồ Chí Minh

I.  ĐẶT VẤN ĐỀ

Huyện Củ Chi là vùng ngoại ô của thành phố Hồ Chí Minh, là nơi có lịch sử hình thành nền nông nghiệp từ lâu, nhất là ngành chăn nuôi bò sữa, bò thịt, dê, cây cảnh, cây rau màu, cây ăn quả, cây cao su…; trong những năm gần đây Củ Chi được xác định là vùng phát triển nông nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh theo hướng nâng cao chất lượng, phát triển bền vững. Vì vậy, huyện Củ Chi có những lợi thế đặc thù trong phát triển kinh tế, nhất là sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, sạch, an toàn và tiện lợi.

Tuy nhiên, cũng có rất nhiều khó khăn, thách thức đặt ra cho người nông dân, cho doanh nghiệp để sản xuất nông nghiệp. Vốn, cơ chế, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực… đóng góp vai trò quan trọng trong sản xuất nói chung và trong sản xuất nông nghiệp lại đóng vai trò càng quan trọng hơn bởi ngành nông nghiệp là một ngành sản xuất chịu nhiều rủi ro như thiên tai, dịch bệnh, khí hậu; vì vậy, cần sự hỗ trợ từ phía nhà nước cho đầu tư phát triển.

Do đó, việc nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn huyện Củ Chi - thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất các giải pháp nhằm thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn huyện Củ Chi trong giai đoạn hiện nay là vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

II. NỘI DUNG, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 


 

1. Nội dung nghiên cứu

Xác định các yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp tại huyện Củ Chi – TP. Hồ Chí Minh.

Đề xuất những giải pháp thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp tại huyện Củ Chi – TP. Hồ Chí Minh.

2. Cơ sở lý thuyết

Lý thuyết về hành vi đầu tư: Mô hình ngoại tác của Romer (1986), Lucas (1988) cho thấy các nhân tố tác động tới hành vi đầu tư: (1) sự thay đổi trong nhu cầu; (2) lãi suất; (3) mức độ phát triển của hệ thống tài chính; (4) đầu tư công; (5) khả năng về nguồn nhân lực; (6) các dự án đầu tư khác trong cùng ngành hay trong các ngành có mối liên kết; (7) tình hình phát triển công nghệ, khả năng tiếp thu và vận hành công nghệ; (8) mức độ ổn định về môi trường đầu tư: bao gồm môi trường kinh tế vĩ mô, pháp luật; (9) các quy định về thủ tục; (10) mức độ đầy đủ về thông tin, kể cả thông tin về thị trường, luật lệ, thủ tục, về các tiến bộ công nghệ.

Theo Frank Ellis (1995), có 9 chính sách chủ yếu ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp là: (1) Đất đai; (2) đầu tư; (3) tín dụng; (4) thị trường; (5) giá cả; (6) thuỷ lợi; (7) cơ giới hoá; (8) nghiên cứu; (9) lượng thực và an ninh lương thực; ông đã chia các chính sách đó và chỉ ra sự ảnh hưởng của nó đến sản xuất nông nghiệp.

Theo nghiên cứu của Lưu Thị Thảo, Hồ Thị Xuân Hồng (2017) về giải pháp khuyến khích đầu tư phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình thì tác giả đưa ra 05 yếu tố ảnh hưởng đến mức độ sẵn lòng đầu tư của các nhà đầu tư gồm: (1) cơ sở hạ tầng đầu tư; (2) chế độ chính sách đầu tư; (3) lợi thế ngành đầu tư; (4) nguồn nhân lực; (5) chi phí đầu vào cạnh tranh. Trong đó; múc độ hài lòng chung: Doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp đã/sẽ tăng; tiếp tục đầu tư kinh doanh dài hạn, giới thiệu cho các công ty khác tới đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp tại địa phương, rất hài lòng về việc đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp tại địa phương. Với mô hình nghiên cứu:

3. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở kết hợp giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.

Bước đầu phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để tiến hành nghiên cứu sơ bộ để hoàn chỉnh bảng câu hỏi nghiên cứu và mô hình nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu định lượng được tiến hành để thu thập ý kiến của các nhà đầu tư về mức độ hài lòng đối với việc đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn huyện Củ Chi. Để mẫu nghiên cứu được mang tính đại diện cho tổng thể, đối tượng được phỏng vấn theo nguyên tắc chọn mẫu ngẫu nhiên; với 148 phiếu khảo sát được thực hiện, trong đó 141 mẫu được thu về và 137 mẫu hợp lệ; việc xác định số lượng mẫu điều tra được thực hiện theo nghiên cứu của Hair và cộng sự (2006). Tác giả sử dụng thang đo Likert 5 điểm được sắp xếp từ nhỏ đến lớn là càng đồng ý với phát biểu: (1) Hoàn toàn không đồng ý; (2) Không đồng ý; (3) Trung bình; (4) Đồng ý; (5) Hoàn toàn đồng ý để phản ánh ý kiến đánh giá của người được phỏng vấn về các nhân tố ảnh hưởng tới đầu tư cho nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Tác giả xây dựng mô hình kinh tế lượng và dùng phần mềm SPSS 20 để xử lý số liệu.

 

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

 

1. Thang đo nghiên cứu

 

Bảng 1: Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến hài lòng của nhà đầu tư

Stt

Mã hoá

Tên biến quan sát

I. Cơ sở hạ tầng đầu tư (CSHT)

1

CSHT1

Giao thông phục vụ nông nghiệp thuận lợi (thời gian nhanh, chi phí thấp)

2

CSHT2

Hệ thống cấp nước, thoát nước đầy đủ cho nông nghiệp

3

CSHT3

Thông tin liên lạc thuân tiện (điện thoại, internet,…)

4

CSHT4

Hệ thống điện đáp ứng được yêu cầu phát triển nông nghiệp

II. Chế độ chính sách đầu tư (CĐCS)

5

CĐCS1

Văn bản pháp luật được triển khai nhanh đến nhà đầu tư.

6

CĐCS2

Chính sách ưu đãi đầu tư nông nghiệp hấp dẫn

7

CĐCS3

Thủ tục hành chính đơn giản, nhanh chóng

8

CĐCS4

Lãnh đạo địa phương năng động và hỗ trợ chu đáo khi doanh nghiệp, nhà đầu tư cần

III.  Lợi thế ngành đầu tư (LTN)

9

LTN1

Thuận tiện về nguyên nhiên, vật liệu đầu vào

10

LTN2

Thuận tiện thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

11

LTN3

Gần các doanh nghiệp bạn hàng về lĩnh vực nông nghiệp

IV.  Chi phí đầu vào cạnh tranh (CPĐV)

12

CPĐV1

Giá thuê đất thấp

13

CPĐV2

Chi phí lao động nông nghiệp rẽ

14

CPĐV3

Giá điện, nước và cước vận tải hợp lý

V. Nguồn nhân lực (NNL)

15

NNL1

Nguồn lao động phổ thông cho nông nghiệp dồi dào

16

NNL2

Lao động có kỷ luật cao

17

NNL3

Khả năng tiếp thu và vận dụng công nghệ của lao động tốt

18

NNL4

Dễ dàng tuyển dụng cán bộ quản lý giỏi tại địa phương

VI.  Hài lòng của nhà đầu tư (HL)

19

HL1

Tôi nghĩ doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽ tăng trưởng theo kỳ vọng

20

HL2

Tôi nghĩ doanh nghiệp, nhà đầu tư chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư nông nghiệp dài hạn ở huyện Củ Chi – TP. Hồ Chí Minh

21

HL3

Nhìn chung chúng tôi rất hài lòng về việc đầu tư nông nghiệp tại huyện Củ Chi và sẽ giới thiệu cho các đơn vị khác đầu tư

 

2. Mô hình nghiên cứu

Từ những lý luận về môi trường đầu tư và tham khảo các chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư phát triển nông nghiệp; tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu với 05 yếu tố sẽ ảnh hưởng tới mức độ hài lòng của nhà đầu tư cho phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Củ Chi như sau

-Cơ sở hạ tầng đầu tư: Hệ thống cấp điện; hệ thống cấp thoát nước; thông tin liên lạc (điện thoại, internet…); giao thông thuận lợi cho đầu tư phát triển nông nghiệp. 

-Chế độ chính sách đầu tư: Văn bản về pháp luật được triển khai nhanh; chính sách ưu đãi đầu tư, thủ tục hành chính; hỗ trợ từ chính quyền địa phương; lãnh đạo địa phương năng động cho đầu tư phát triển nông nghiệp. 

-Lợi thế ngành đầu tư: Nguyên vật liệu đầu vào; thị trường tiêu thụ chính; khoảng cách địa lý với các doanh nghiệp cung ứng chính cho lĩnh vực phát triển nông nghiệp. 

-Chi phí đầu vào cạnh tranh: Giá thuê đất; chi phí lao động rẽ; giá điện, nước, cước vận tải hợp lý cho đầu tư phát triển nông nghiệp.

-Nguồn nhân lực: Nguồn lao động phổ thông; lao động có kỷ luật; khả năng tiếp thu và vận dụng công nghệ cao của lao động; dễ dàng tuyển dụng lao động giỏi tại địa phương để phát triển đầu tư lĩnh vực nông nghiệp.

 

Hình 1 Mô hình nghiên cứu

 

               


3. Thống kê mô tả Hài lòng chung của nhà đầu tư

 

Hình 2 biểu đồ mô tả hài lòng chung của nhà đầu tư

Nhìn vào hình 2 ta thấy mức độ trung bình hài lòng chung của nhà đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn huyện Củ Chi tương đối cao, ở mức trên đồng ý trong bảng thang đo 5 bậc; chỉ tiêu cao nhất đạt 4.11 (Tôi nghỉ doanh nghiệp, nhà đầu tư chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư nông nghiệp dài hạn ở huyện Củ Chi), còn chỉ tiêu thấp nhất đạt 4.04 (Tôi nghỉ doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽ tăng trưởng theo kỳ vọng).

 

 

4. Phân tích độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha

Bảng 2: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha

Stt

Thang đo

Biến quan sát

Cronbach’s Alpha

1

CSHT

CSHT1, CSHT3, CSHT4

0.878

2

CDCS

CDCS1, CDCS2, CDCS3, CDCS4

0.796

3

LTN

LTN1, LTN2, LTN3

0.783

4

CPDV

CPDV1, CPDV2, CPDV3

0.798

5

NNL

NNL1, NNL2, NNL3, NNL4

0.836

6

HL

HL1, HL2, HL3

0.682

 

Kết quả bảng 2 cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo lớn hơn 0.6, các hệ số tương quan biến tổng trong thang đo đều lớn hơn 0.3; tuy nhiên có một biến CSHT2 có Cronbach’s Alpha nếu loại biến bằng 0.878 lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha tổng 0.868; nên phải loại biến CSHT2 và kiểm định lại đạt kết quả như trên.

5. Thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA

Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo, cho thấy có 20 biến quan sát đạt tiêu chuẩn và đưa vào thực hiện phân tích nhân tố nhằm phát hiện cấu trúc và đánh giá mức độ hội tụ của các biến quan sát theo các thành phần. Thực hiện phân tích nhân tố khám phá với biến độc lập ta có.

Bảng 3: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s của biến độc lập

 

Kiểm định KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy

.727

Bartlett's Test of Sphericity

Approx. Chi-Square

952.880

df

136

Sig.

.000

 

 

Kết quả phân tích nhân tố bảng 3 cho thấy chỉ số KMO là 0.727 > 0.5 đạt yêu cầu, thể hiện phần chung giữa các biến lớn, điều này chứng tỏ dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp. Kết quả kiểm định Bartlett’s là 952.880 và giá trị Sig. đạt 0.000 < 0.05; chứng tỏ phân tích nhân tố để nhóm các biến lại với nhau là thích hợp và dữ liệu phù hợp cho việc phân tích nhân tố.

 

Bảng 4 Kết quả ma trận nhân tố xoay của biến độc lập

 

Biến quan sát

Nhân tố

1

2

3

4

5

NNL4

.862

 

 

 

 

NNL3

.859

 

 

 

 

NNL1

.778

 

 

 

 

NNL2

.769

 

 

 

 

CDCS3

 

.838

 

 

 

CDCS1

 

.759

 

 

 

CDCS4

 

.750

 

 

 

CDCS2

 

.738

 

 

 

CSHT4

 

 

.895

 

 

CSHT3

 

 

.886

 

 

CSHT1

 

 

.877

 

 

LTN2

 

 

 

.841

 

LTN1

 

 

 

.823

 

LTN3

 

 

 

.817

 

CPDV3

 

 

 

 

.853

CPDV2

 

 

 

 

.828

CPDV1

 

 

 

 

.729

 

 

Qua bảng 4 ta thấy giá trị hệ số tải nhân tố của tất cả các biến đều lớn hơn 0.5 nên thang đo đạt giá trị hội tụ và giá trị phân biệt.

 

Bảng 5 Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình

 

Mô hình

R

R2

R hiệu chỉnh

Ước lượng độ lệch chuẩn

Durbin-Watson

1

.696a

.484

.464

.18368

2.149

 

 

Kết quả bảng 5 cho thấy hệ số R2 = 0.484 khác 0 là mô hình nghiên cứu phù hợp, càng tiến dần về 1 thì mô hình hồi quy càng tốt. Mặt khác, giá trị hệ số xác định R2 hiệu chỉnh là 0.464, nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với dữ liệu 46,4%.

 

Bảng 6 Kiểm định độ phù hợp của mô hình

 

ANOVAa

Mô hình

Tổng bình phương

df

Trung bình của bình phương

F

Sig.

1

Hồi quy

4.141

5

.828

24.549

.000b

Phần dư

4.420

131

.034

 

 

Total

8.561

136

 

 

 

a. Biến phụ thuộc: HL

b. Dự báo: (Hằng số), CPDV, NNL, LTN, CSHT, CDCS

 

 

Trong bảng 6 ta thấy giá trị Sig. = 0.000 < 0.05 do đó mô hình hồi quy tuyến tính đưa ra phù hợp với dữ liệu và có thể sử dụng được.

Bảng 7 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội

Mô hình

Hệ số chưa chuẩn hóa

Hệ số chuẩn hóa

T

Sig.

Đa cộng tuyến

B

Độ lệch chuẩn

Beta

Dung sai

VIF

1

(Constant)

1.462

.245

 

5.974

.000

 

 

NNL

.083

.025

.212

3.312

.001

.962

1.039

CDCS

.120

.033

.251

3.610

.000

.816

1.226

CSHT

.112

.024

.306

4.642

.000

.905

1.106

LTN

.113

.024

.297

4.642

.000

.961

1.041

CPDV

.214

.053

.292

4.042

.000

.754

1.327

a. Biến phụ thuộc: HL

Trong bảng 7 ta thấy trọng số hồi quy b của 5 biến độc lập: Nguồn nhân lực (NNL), chế độ chính sách (CDCS), cơ sở hạ tầng (CSHT), lợi thế ngành (LTN), chi phí đầu vào (CPDV) đều có ý nghĩa thống kê, các giá trị Sig. đều nhỏ hơn 0.05; vì vậy, cả 5 yếu tố đều ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của nhà đầu tư. Về kiểm định đa cộng tuyến: hệ số phóng đại phương sai VIF đều nhỏ hơn 2 cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến.

Như vậy, mô hình hồi quy bội là:

HL = 0.306CSHT + 0.297LTN + 0.292CPDT + 0.251CDCS + 0.212NNL

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP

Kết luận

Trên cơ sở tiếp cận những hệ thống lý thuyết nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng và những nghiên cứu về hài lòng của các nhà đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Tác giả cũng đã giải quyết được các mục tiêu, cũng như trả lời được các câu hỏi nghiên cứu đặt ra.

Với mục tiêu “Xác định các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp tại huyện Củ Chi – TP. Hồ Chí Minh”. Kết quả nghiên cứu cũng đã xác định được 5 yếu tố ảnh hướng đến thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn huyện Củ Chi và tầm quan trọng theo thứ tự giảm dần như sau: Cơ sở hạ tầng (CSHT): hệ số b là 0.306, tỷ lệ 22,5%, vị trí 1; Lợi thế ngành (LTN): hệ số b là 0.297, tỷ lệ 21,9%, vị trí 2; Chi phí đầu tư (CPDT): hệ số b là 0.292, tỷ lệ 21,5%, vị trí 3; Chế độ chính sách (CDCS): hệ số b là 0.251, tỷ lệ 18,4%, vị trí 4; Nguồn nhân lực (NNL): hệ số b là 0.212, tỷ lệ 15,7%, vị trí 5.

Đề xuất giải pháp

2.1 Nhóm giải pháp về Cơ sở hạ tầng

Theo nghiên cứu yếu tố cơ sở hạ tầng có tác động mạnh nhất đến thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn huyện Củ Chi. Vì vậy, cần quan tâm, cải thiện cơ sở hạ tầng, đây là giải pháp quan trọng nhằm thu hút đầu tư cho phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Trong đó cần chú ý đến giao thông để phục vụ cho nông nghiệp; cần đầu tư, sửa chữa và nâng cấp các tuyến đường giao thông chiến lược phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện như: tuyến đường Tỉnh lộ 8, đường Tỉnh lộ 15, đường Tỉnh lộ 7, đường Nhuận Đức, đường Trung An…

Về thuỷ lợi tiếp tục tiến hành nâng cấp các tuyến kênh trên địa bàn huyện; hệ thống cấp, thoát nước phải được nâng cấp và xây dựng hoàn thiện; thực hiện các công trình chống ngập, triều cường nhằm tránh gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Thực hiện quy hoạch khu tập trung sản xuất trồng trọt, khu chăn nuôi và khu chế biến nông lâm thuỷ sản để thuận tiện cho các nhà đầu tư trong việc giao thương kết nối, chia sẽ thông tin, kinh nghiệm và hợp tác kinh doanh.

Quan tâm hơn về hệ thống thông tin liên lạc và hệ thống điện cho địa bàn huyện, nhất là hệ thống điện 3 pha cho hoạt động sản xuất. Tập trung đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông nghiệp, nông thôn để góp phần xây dựng nền nông nghiệp hiện đại; từ đó giúp cho các nhà đầu tư phát triển kinh tế, gắn bó lâu dài tại địa phương. Có thể thực hiện huy động tối đa nguồn vốn xã hội hoá, nguồn vốn tài trợ để nâng cấp cơ sở hạ tầng của địa bàn Huyện.

2.2 Nhóm giải pháp về Lợi thế ngành

Theo thứ tự tác động thì yếu tố Lợi thế ngành có tác động lớn thứ 2 trong 5 nhân tố; vì vậy, cần tiếp tục thực sự quan tâm nhóm này; trong đó, chính quyền huyện Củ Chi cần thực hiện tốt hơn nữa những vấn đề sau đây:

Việc các doanh nghiệp dễ tiếp cận nguyên nhiên, vật liệu đầu vào cho sản xuất của nông nghiệp rất quan trọng; nhằm giảm được chi phí và thời gian cho doanh nghiệp; vì vậy, có thể thành lập các khu sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nguyên nhiên liệu đầu vào để phát triển ngành phụ trợ nông nghiệp.

Trong sản xuất nông nghiệp thị trường tiêu thụ sản phẩm là yếu tố rất quan trọng; thành phố Hồ Chí Minh là thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp rất lớn và đa dạng, với hơn 8,99 triệu dân. Vì vậy, chính quyền cần có chính sách hỗ trợ hoặc liên kết với các nhà phân phối để tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư hoặc nông dân trên địa bàn; có thể thông qua việc thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã.

Để phát huy được lợi thế ngành đầu tư về nguyên liệu, vị trí địa lý, đất đai giá thấp, khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp cho phát triển nông nghiệp; thì hàng năm có thể hàng năm tổ chức các hội thảo, hội chợ, triễn lãm giới thiệu về sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn Huyện nhằm xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu để các khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm nông nghiệp biết đến và lựa chọn.

2.3 Nhóm giải pháp về Chi phí đầu vào

Đối với doanh nghiệp chi phí đầu vào rất quan trọng, chiếm một ưu thế rất lớn để nhà đầu tư quyết định đầu tư; nhưng đối với nhà đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp chi phí đầu vào lại càng rất quan trọng; vì các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ngoài những rủi ro như: thị trường, giá cả, chế độ chính sách; thì đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp còn thêm những rủi ro tiềm ẩn không thể dự báo trước như dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu, được mùa mất giá, được giá mất mùa,… nên cần có chính sách hỗ trợ chi phí đầu vào cho nhà đầu tư; cụ thể:

Cho thuê đất nông nghiệp là một trong những giải pháp quan trọng giúp phát triển nông nghiệp nói chung và đất sản xuất nông nghiệp nói riêng; theo đó vấn đề được quan tâm hơn hết là quy định, chính sách về đất đai. Vì vậy, việc cho thuê đất đai nên có chính sách về thuế, giá hợp lý; có thời gian đủ dài để nhà đầu tư thực hiện đầu tư bài bản, khoa học, theo công nghệ tiên tiến theo từng loại hình sản xuất kinh doanh. Việc giá thuê đất ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh cao hơn các khu vực lân cận như Tây Ninh, Bình Dương, Long An, Vũng Tàu cũng là một bất lợi cho việc cạnh tranh các nông sản xuất khẩu; vì giá thuê đất cao thì chi phí, giá thành cao nên không cạnh tranh được với các doanh nghiệp ở khu vực lân cận.

Hiện nay, vấn đề khó khăn ở thành phố Hồ Chí Minh nói chung và huyện Củ Chi nói riêng là nhân công, chi phí lao động; theo đó, ở Củ Chi hiện nay người lao động chủ yếu vào làm việc ở các khu công nghiệp và nhà máy có môi trường làm việc sạch sẽ, ổn định; còn lao động cho hoạt động nông nghiệp rất khan hiếm, chủ yếu những lao động lớn tuổi không làm được trong các khu công nghiệp nên sức khoẻ yếu, năng suất lao động thấp; nhưng các doanh nghiệp, nhà đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp vẫn phải trả chi phí cao để thu hút lao động, nhằm duy trì sản xuất; vì vậy làm chi phí lao động tăng cao. Để giải quyết vấn đề này, cần thành lập các sàn giao dịch lao động giữa các tỉnh thành có nhiều lao động nhàn rỗi và khu vực cần lao động, từ đó mới có cơ hội để nhà đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp tìm kiếm được nguồn lao động giá rẽ và hợp lý.

2.4 Nhóm giải pháp về Cơ chế chính sách

Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách ưu đãi của Thành phố theo chương trình nghiên cứu khoa học – phát triển công nghệ và nâng cao tiềm lực khoa học, công nghệ Thành phố giai đoạn 2016 – 2020, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp. Vì vậy, huyện Củ Chi cũng cần nghiên cứu ban hành thêm các chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn Huyện, nhất là chính sách đất đai, vốn và thuế.

Thường xuyên tổ chức các buổi tư vấn, tuyên truyền các chính sách pháp luật, nhất là những quy định mới về chính sách đầu tư, thu hút vốn cho các nhà đầu tư trên địa bàn; các văn bản có liên quan đến chính sách pháp luật cần được triển khai kịp thời cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư để họ nắm bắt kịp thời và thực hiện đúng quy định của pháp luật; qua đó nắm bắt cơ hội đầu tư và phát triển sản xuất theo từng thời kỳ phù hợp.

Tăng cường cải cách thủ tục hành chính, đơn giản thủ tục hành chính, đổi mới lề lối làm việc, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, hạn chế gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp; thực hiện tốt vai trò kiến tạo và hỗ trợ doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm và phát triển sản phẩm, nhất là sản phẩm mới. Các thủ tục hành chính phải quy định rõ ngày giải quyết, thời hạn giải quyết và quy trình giải quyết để các nhà đầu tư nắm rõ, thực hiện đúng; tránh gây khó khăn, tiêu cực trong thực thi công vụ. Để thực hiện tốt việc này thì chính quyền Huyện cần có sự tham khảo, lắng nghe ý kiến phản hồi từ phía doanh nghiệp, người dân để có những điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế.

Lãnh đạo chính quyền địa phương cần năng động hơn trong xây dựng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp; thường xuyên quan tâm và lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp để có hướng hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp, đơn vị, người dân; nhất là những năm có thời tiết xấu, thiên tai, dịch bệnh, mất mùa để có những chia sẽ cho các đơn vị làm lĩnh vực nông nghiệp.

2.5 Nhóm giải pháp về Nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực là giải pháp đảm bảo tính bền vững của phát triển nông nghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện để tăng tính hấp dẫn đối với thu hút đầu tư; ở nghiên cứu này yếu tố nguồn nhân lực được đánh giá tác động ít nhất trong 5 yếu tố; tuy nhiên, không phải là không quan trọng. Vì vậy, trong thời gian tới Huyện cần tập trung giải quyết một số vấn đề cơ bản là: Cần phát triển mạng lưới đào tạo và dạy nghề phù hợp, nhằm xây dựng đội ngũ lao động đáp ứng nhu cầu về số lượng, nâng cao chất lượng, đặc biệt là đào tạo đội ngũ lao động có tính kỷ luật cao để đáp ứng được yêu cầu của các dự án đầu tư.

Thường xuyên đào tạo, chuyển giao công nghệ, khoa học, kỹ thuật cho các nhà đầu tư và nông dân trên địa bàn; tăng cường tuyên truyền ý thức chấp hành kỷ luật, tính chuyên nghiệp trong lao động sản xuất đối với lao động./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Đinh Phi Hổ, 2011. Phương pháp nghiên cứu định lượng và những nghiên cứu thực tiễn trong kinh tế phát triển nông nghiệp. NXB Phương Đông.

Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Hồng Đức.

Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. NXB Lao động - Xã hội.

Lưu Thị Thảo, Hồ Thị Xuân Hồng, 2017. Giải pháp khuyến khích đầu tư phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Lương Sơn, Hoà Bình. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, số 01-2017.

Nguyễn Đình Thọ và cộng sự, 2005. Điều tra đánh giá thực trạng môi trường đầu tư tỉnh Tiền Giang và đề xuất các giải pháp huy động nguồn lực xã hội đầu tư phát triển. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tiền Giang.

Cục Thống kê thành phố Hồ Chí Minh, 2020. http://www.pso.hochiminhcity.gov.vn/web/guest/home;jsessionid=364C285558828A607658C60BCB3F1836.

 Lê Thị Trang, 2019. Một số vấn đề thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp ở Việt Nam. http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/mot-so-van-de-ve-thu-hut-dau-tu-phat-trien-nong-nghiep-o-viet-nam-301764.html. Trích dẫn ngày 08/01/2019.

Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, 2016. Quyết định số 04/2016/QĐ-UBND ngày 23/02/2016 ban hành Quy định về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2016 – 2020.

Ủy ban Nhân dân huyện Củ Chi, 2020. Báo cáo số 3892/BC-UBND ngày 04/5/2020 của Uỷ ban Nhân huyện Củ Chi về đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá – xã hội, quốc phòng – an ninh giai đoạn 2015 – 2020.

 

Bài: Quốc Chung

 

 

Zalo